Sự đổ bộ của WeWork vào thị trường Nhật Bản năm 2018 khiến thị trường co-working tại Nhật bắt đầu thu hút quan tâm nhiều hơn nữa. Cùng với đó, Nhật Bản cũng muốn chính thức góp mặt vào cuộc bùng nổ mô hình co-working trên thế giới.
Đây là kết quả có được từ cuộc khảo sát online tiến hành trên 1876 đối tượng từ ngày 9/11/2016 đến 23/12/2016 bởi công ty SocialWorkplace của Bỉ và công ty Deskmag kinh doanh tạp chí online chuyên về mảng co-working tại Béc-Lin Đức.
1. Thị trường co-working vẫn đang lớn mạnh
Sau cuộc khảo sát lần 1 tiến hành vào năm 2010, số lượng không gian co-working tăng lên mỗi năm, so với năm ngoái, năm nay con số đã tăng thêm 2,500 địa điểm mới nâng tổng số không gian co-working lên thành 13,800 địa điểm. Theo đó, số lượng thành viên từ năm ngoái cũng đã tăng thêm 345,000 người và cho đến năm nay đạt 1,180,000 thành viên. Tuy mức độ tăng trưởng có xu hướng giảm nhưng vẫn có thể nhận thấy được tốc độ tăng trưởng của thị trường.
2. Tính năng của không gian không chỉ dừng lại ở mục đích “làm việc chung”
Khi sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, thì co-working không chỉ dừng lại ở vai trò là một “không gian làm việc chung”. 79% không gian co-working đã được trang bị thêm những tính năng vượt trên tính chất một “không gian làm việc chung” đơn thuần. Trong số đó, yếu tố được đưa vào nhiều nhất là không gian sự kiện. Bên cạnh khoản thu từ việc cho thuê không gian đang trong tình trạng bỏ ngỏ dành cho các co-worker làm không gian tổ chức sự kiện, thì còn có thể hỗ trợ kết nối mạng lưới thành viên tại đó tùy theo nội dung sự kiện. Trong thực tế thì không ít các không gian co-working đã duy trì hoạt động dưới phương thức ấy.
Ngày một nhiều các không gian co-working hỗ trợ người sử dụng dưới hình thức vườn ươm khởi nghiệp (Incubator) và tăng tốc khởi nghiệp (Accelerator). Tại San Francisco – nơi khai sinh mô hình co-working, đặc biệt tại không gian được nhiều người ưa chuộng là Galvanize đang cung cấp các khóa học của các nhà khoa học dữ liệu, các lớp học về mã hóa, và đang xây dựng các cộng đồng học tập nghiên cứu. Ngoài ra tại đây cũng cung cấp cơ hội cho các doanh nghiệp đào tạo về công thức khởi nghiệp tinh gọn (lean start up) hay mô hình phát triển mạng lưới phần mềm linh hoạt (Agile) mà công ty đang sở hữu.
Bên cạnh đó, các co-working kiêm không gian cà phê cũng có xu hướng gia tăng. Không gian co-working luôn bắt kịp thời đại là Covo đã nhận thấy vấn đề “những người làm việc tại quán cà phê sau khi dùng xong đồ uống thường khó ngồi lại lâu tại quán”, và đã cung cấp dịch vụ giúp khách hàng có thể vừa uống cà phê vừa sử dụng không gian theo giờ. Về cơ bản, giữa mô hình co-working đòi hỏi ký hợp đồng hội viên theo tháng, thì mô hình kiểu này mang đến sự linh hoạt về thời gian cũng như tâm lý thoải mái trong khi sử dụng.
Không gian bar tại Covo phục vụ bia và rượu buổi tối. Cũng có rất nhiều hội viên đến làm việc tại đây.
3. Hình thức quảng cáo miệng giúp gia tăng hội viên mới hiệu quả nhất
Quảng cáo miệng đứng đầu trong các lý do giúp hội viên mới biết đến không gian làm việc chung. Nhiều hội viên có nhu cầu hợp tác với những người khác nên sự kết nối với mọi người là yếu tố quan trọng khi cân nhắc chuyển đến không gian làm việc chung.
Cũng tại cuộc khảo sát này có thể thấy điều mà người sử dụng tìm kiếm tại co-working chính là sự kết nối với cộng đồng. Trong bài viết đăng trên Forbes Japan, CEO của WeWork – ông Chris Hill cũng nói rằng dịch vụ và công ty mang tới không phải là co-working mà là mạng lưới kết nối cộng đồng. Tập trung vào mạng lưới cộng đồng sẽ là trọng tâm của co-working.
4. Cứ 3 người sử dụng thì có 1 người là thạc sĩ
Phần đông người sử dụng co-working có học vấn cao. 85% đối tượng tham gia khảo sát đều đều tốt nghiệp đại học trở lên, trong số đó 41% có bằng cử nhân, 41% có bằng thạc sĩ, và 3% còn lại có bằng tiến sĩ. Nếu so với tỉ lệ 29% số người được đào tạo trên bậc đại học tại các quốc gia liên minh theo dữ liệu thống kê của OECD năm 2017 thì có thể thấy co-working là nơi gặp gỡ giao lưu của những người có học vị cao.
5. IT, PR, kinh doanh chi phối thị trường co-working
Những hội viên trong mảng công nghệ thông tin đương nhiên là khách hàng chính của co-working, và con số hội viên này trong năm ngoái đã tăng thêm 2% nâng tổng số lên 22%. Tuy nhiên, hội viên làm kinh doanh, PR và marketing cũng đang bám đuổi và cho thấy sự gia tăng mạnh từ 8% lên 14% trong năm ngoái.
Văn phòng của Microsoft tại New York được giới thiệu trong bài viết trước có đến 70% nhân viên kinh doanh (khoảng 300 người) là hội viên của WeWork. Mục đích của họ là khuyến khích nhân viên của mình học cách làm việc tự do đồng thời để nhân viên có thể học về văn hóa khởi nghiệp, tuy nhiên chắc chắn việc sử dụng co-working tại các doanh nghiệp lớn sẽ ngày càng tăng trong tương lai.
6. Hội viên nữ sử dụng co-working ngày càng tăng
Từ khảo sát lần đầu tiên năm 2010 có thể thấy rõ xu thế tăng số lượng hội viên nữ. Tỉ lệ hội viên nữ trong năm 2010 là 32%, và con số này tăng dần hàng năm, trong năm nay đã tăng lên đến 44%. Sự gia tăng hội viên nữ là một trong số các lý do chính góp phần làm tăng hội viên co-working trong những năm gần đây. Hội viên là những người có công việc tự do chiếm số lượng đông hơn so với những người làm việc chính thức.
Tuy nhiên tỉ lệ hội viên nữ trong độ tuổi 30-50 có xu hướng giảm, công ty deskmag cho rằng đó là do việc họ phải chăm sóc con nhỏ. Bên cạnh nhiều phụ nữ vẫn tiếp tục làm việc sau khi sinh con đầu, thì tỉ lệ hội viên nữ giảm đáng kể do sinh con lần hai. Hứa hẹn trong tương lai sẽ có những không gian co-working cung cấp dịch vụ trông giữ, đào tạo trẻ dành cho đối tượng này.
7. Dễ dàng tìm kiếm đối tượng kết hôn?
Ngoài công việc, co-working còn được sử dụng với mục đích khác như để tìm kiếm tự do hay tính độc lập, tuy nhiên cũng có xu hướng tìm kiếm không gian riêng tư thư thái. 30% hội viên đã có đối tượng, hơn 30% khác là những người đã kết hôn. Những hội viên sử dụng không gian co-working một mình thường có xu hướng tìm kiếm đối tượng.
Với đối tượng hội viên trên 35 tuổi thì cứ 2 người thì có 1 người đã kết hôn, với đối tượng trẻ tuổi hơn thì nữ độc thân (35%) dễ kiếm đối tượng hơn nam độc thân (26%). Deskmag cũng cho rằng cơ hội tìm kiếm đối tượng tại các thành phố lớn cũng lớn hơn.
8. Gần một nửa hội viên công tác nước ngoài
Ít nhất 45% người sử dụng không gian co-working trên toàn thế giới đi công tác nước ngoài trên 1 tuần mỗi năm, thời gian công tác trung bình là 2,4 tuần. Bao gồm công tác trong nước thì thời gian đi công tác trung bình lên đến 7 tuần. Thời hạn hội viên càng dài thì thời gian lưu trú tại nước ngoài càng dài, việc đảm bảo không gian co-working tại nhiều nơi mang đến sự tiện lợi cho người sử dụng.
Theo bài viết đăng trên Bloomberg ngày 4 tháng trước, bên Airbnb – chuyên cung cấp dịch vụ homestay khắp thế giới đang lên kế hoạch hợp tác với WeWork để cung cấp dịch vụ nơi ở cùng nơi làm việc dành cho người đi công tác. Dự án được triển khai thí điểm tại 6 thành phố là Chicago, New York, Los Angeles, Washington, London, Sydney. Có vẻ như chiến lược hợp tác giữa hai doanh nghiệp khởi nghiệp lớn đang cung cấp dịch vụ trên toàn thế giới này ngày càng thu hút sự quan tâm của dư luận.
Trên đây là 8 điểm chính mới nhất liên quan đến không gian co-working. Giờ đây, dịch vụ cung cấp tại các không gian co-working ngày một phong phú hoàn thiện hơn để phục vụ cho nhóm đối tượng ở nhiều độ tuổi, tại nhiều ngành nghề lĩnh vực hơn nữa. Và co-working sẽ ngày càng thu hút sự quan tâm hơn nữa.