Trí tuệ nhân tạo là một trong số những công nghệ đi đầu của thế kỷ 21, trong đó bao gồm các công nghệ con như Deep Learning và Machine Learning với nhiều ứng dụng đa dạng.
Theo một báo cáo của hãng nghiên cứu toàn cầu Gartner, Trí tuệ nhân tạo (AI), Tự động hóa và Robot, sẽ loại bỏ 1,8 triệu công việc khắp thế giới, đồng thời tạo ra 2,3 triệu công việc mới. Trí tuệ nhân tạo sẽ loại bỏ các công việc chân tay thủ công xuyên suốt các ngành công nghiệp.
Tương lai của Trí tuệ nhân tạo
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, AI đã và đang loại bỏ rất nhiều công việc, cụ thể là trong Testing (Kiểm thử), Quản lý Trung tâm dữ liệu và nhiều lĩnh vực khác. Cụ thể:
Công nghiệp Phần mềm
Trong ngành công nghiệp phần mềm, những ứng dụng như Quản lý Trung tâm dữ liệu, Ui Path, Selenium, và Chatbot phản hồi khách hàng trên thời gian thực đều dựa trên AI và công nghệ tự động hóa. Nếu như thông thường một dự án lớn cần 100 tester thì con số này sẽ được giảm chỉ còn từ 5 tới 10 người – đảm nhận việc viết test case, còn hệ thống sẽ tự động thực hiện quy trình test (kiểm thử).
Kiểm thử tự động sẽ tăng hiệu suất phát hiện lỗi (bug), tuy nhiên, ở hiện tại, công nghệ này mới chỉ áp dụng trong các dự án lớn, do việc viết test case tốn rất nhiều thời gian, trong khi kiểm thử thủ công ở các dự án nhỏ lại nhanh hơn so với kiểm thử tự động.
Vận chuyển
Zook, Uber và Waymo đang “đua nhau” huấn luyện và phát triển các mô hình AI nhằm chuyển đổi nền công nghiệp vận chuyển sang tự động hóa hoàn toàn. Với tự động hóa, những công ty này có thể vận hành 24/7, và chi phí thấp hơn thông thường. Ngoài ra, người dùng cuối cũng được đảm bảo an toàn hơn, do xe tự động sẽ không xuất hiện trường hợp tài xế quấy rối, cướp bóc hay đe dọa hành khách. Các hệ thống trung tâm và phần cứng được tích hợp trong các phương tiện này cũng sẽ có khả năng phát hiện vật cản và các phương tiện khác, giúp giảm bớt nguy cơ tai nạn giao thông.
Xây dựng
Với các công cụ thiết kế thông minh như Auto CAD, kỹ sư đã không còn phải tốn công sức tìm điểm áp lực trong xây dựng, cũng như tìm các biện pháp phân tán các áp lực này. Trong tương lai, ta cũng sẽ có thể có các robot tự động với khả năng phá dỡ, ghép khuôn xây dựng, hay thậm chí là đổ bê tông.
Phương tiện giao thông
Trước đây, để thiết kế được những phương tiện mới, nhà sản xuất thường phải chế tạo mẫu thử để thử nghiệm các phương tiện này ngoài đời thực. Tuy nhiên, ta đã có thể thực hiện điều này trên nền tảng số, thông qua Microsoft HoloLens. Dữ liệu từ những cuộc thử nghiệm này có thể được xử lý bởi các mô hình huấn luyện AI, qua đó tổng hợp được những thiết kế hiệu quả nhất và có thể ứng dụng vào đời thật.
Y tế
Theo một thống kê được thực hiện bởi CB, phần mềm IDx-DR có khả năng phát hiện được các bệnh nhân nhiễm võng mạc tiểu đường mức độ vừa và nặng chính xác 87,4%, đồng thời xác định chính xác người không mắc bệnh này tới 89,5%. IDx cũng là một trong số các sản phẩm AI được cấp phép bởi FDA cho các ứng dụng khám chữa thương mại.
Viz.ai, một công nghệ phân tích ảnh chụp CT và thông báo tới bệnh viện các bệnh nhân có khả năng bị đột quỵ, cũng đã được chứng nhận. Sau khi được FDA cấp phép, Viz.ai đã gọi vốn thành công 21 triệu USD lần đầu, từ quỹ Google Ventures và Kleiner Perkins Caufield & Byers.
Startup Artery, được cấp vốn bởi quỹ GE Ventures cũng đã đạt chứng nhận FDA vào hồi năm ngoái cho các ứng dụng phân tích ảnh chụp tim mạch trên nền tảng Cloud AI. Ngoài ra, trong năm nay, FDA cũng đã công bố thử nghiệm thành công phần mềm phát hiện tổn thương gan và phổi sử dụng cho chẩn đoán ung thư của tổ chức này.
Từ những thông tin nêu trên có thể kết luận rằng, các mô hình AI có khả năng dự đoán hiệu quả các bệnh lý hiện tại hoặc có thể mắc phải trong tương lai, qua đó đưa ra các liệu trình điều trị kịp thời dựa trên những cảnh báo này.
Dược phẩm
Mỗi cá nhân khác nhau lại sở hữu nhưng cơ thể khác nhau, và phản ứng khác nhau với cùng một loại dược phẩm. Mô hình AI, khi được huấn luyện bài bản và chi tiết sẽ có thể kê đơn thuốc cá nhân hóa cho từng bệnh nhân, giúp chữa trị được cho nhiều người hơn, đồng thời giúp các công ty dược định giá thuốc cụ thể hơn theo đúng nhu cầu của khách hàng.
Dệt may
Công nghiệp dệt may là lĩnh vực đầu tiên chịu ảnh hưởng bởi Cách mạng Công nghiệp trong quá khứ. Zara và các hãng thời trang khác hiện đã và đang sản xuất quần áo bằng Robot AI tự động, và những kiện hàng tiếp theo sẽ được sản xuất chủ yếu tại Trung Quốc. Châu Á sẽ là nơi có thị trường dệt may chịu ảnh hưởng lớn nhất từ tự động hóa, bởi Đông Nam Á là nơi tập trung rất nhiều nhà máy sản xuất thuộc lĩnh vực này.
Bán lẻ
Đã xuất hiện nhiều cửa hàng bán lẻ của Amazon và HUMA (trực thuộc Alibaba) sử dụng công nghệ Nhận diện hình ảnh và AI để xác định khách hàng chọn mua các sản phẩm nào, rồi qua đó tính tổng hóa đơn. Người mua hàng sau đó có thể thanh toán những hóa đơn này thông qua giao dịch điện tử tại quầy thanh toán – một quy trình hoàn toàn không cần tới thu ngân hay chờ đợi, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng. Tại Trung Quốc, thanh toán điện tử đã có thể được thực hiện thông qua công nghệ nhận diện gương mặt và sinh trắc học.
Các công ty điện tử, phần cứng máy tính và phần mềm cũng đang xây dựng các phần mềm AI. Hiện tại đã xuất hiện vô số các ứng dụng sử dụng công nghệ này. Có thể nói rằng, Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tái cấu trúc lại thế giới cũng như văn hóa làm việc khắp toàn cầu.
Hiện tại, chuyên trang công nghệ FPT TechInsight tổ chức cuộc thi FPT Tech Sharing với mục tiêu trở thành sân chơi uy tín của cộng đồng yêu công nghệ, nơi chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm phát triển công nghệ trong doanh nghiệp, với sự đồng hành của Ban giám khảo là các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm công nghệ. Bước vào chặng đua đầu tiên, FPT Tech Sharing #1 với chủ đề “Pitching AI for business” sẽ mở cổng nhận bài viết của các tác giả đến hết ngày 25/09/2020.
Với chủ đề “Pitching AI for business”, các tác giả có thể chia sẻ những kiến thức về Trí tuệ nhân tạo, những bài toán khoa học về Trí tuệ nhân tạo đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng thành công trong hoạt động của doanh nghiệp; giúp tối ưu năng suất, tiết kiệm chi phí, tạo đột phá và gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Tác giả gửi bài dự thi FPT Tech Sharing sẽ nhận được phần thưởng tiền mặt trị giá 700.000 VND với mỗi bài viết đạt chất lượng theo đánh giá của Ban giám khảo và được đăng tải trên trang tin FPT TechInsight. Đặc biệt, Ban tổ chức không giới hạn số lượng bài viết của mỗi tác giả.
Kết thúc chủ đề #1, tác giả sở hữu nhiều bài viết nhất, đạt yêu cầu của Ban tổ chức sẽ nhận thưởng thêm 1.000.000 VND. Ngoài ra, tác giả có bài viết nhận được nhiều lượt xem nhất tính đến ngày 25/09/2020 sẽ nhận được phần thưởng trị giá 1.000.000 VND. Giải thưởng lớn nhất trị giá 2.000.000 VND tiền mặt sẽ dành cho tác giả có bài viết xuất sắc nhất do Ban giám khảo bình chọn. Tất cả các tác giả tham gia và có bài viết được đăng tải trên FPT TechInsight sẽ được mời tham dự sự kiện tri ân “Knowledge Sharing Day 2020” dự kiến diễn ra vào tháng 11/2020.
Bài viết đạt đủ chất lượng là bài viết đáp ứng được các tiêu chí của hội đồng giám khảo về: tính thực tiễn (30%); tính học thuật, chuyên sâu (40%); ngôn ngữ, logic (30%). Cụ thể:
- Bài viết có độ dài từ 900-1500 chữ (không kể chú thích ảnh, tài liệu tham khảo, phụ lục kèm theo);
- Bài viết gửi về có thể bằng tiếng Anh/ tiếng Việt hoặc bằng cả 2 ngôn ngữ;
- Bài viết chưa được đăng tải trên bất kì một trang nào, tỉ lệ đạo văn dưới 20%;
- Không giới hạn số lượng bài viết gửi về/ người tham dự.
- Cá nhân viết bài và gửi bài dự thi tại đây. Tiêu đề file ghi rõ: Tech Sharing – Họ và tên.